Sản phẩm - Dịch vụ

Manager D4 Dương Văn Định: Trong ngành IT, học cũng là một phần của công việc

React Plus Group
15 Jun 2023 17:06

Error Image

Anh Định (PM) có một vài lời chia sẻ về việc vấn đề: “Làm sao để không cảm thấy “ngộp" khi học thêm cái mới?” sau khi trải qua nửa năm từ khi chủ đề “Level up” năm 2023 được đặt ra.

Nội dung

Manager D4 Dương Văn Định: “Trong ngành IT, học cũng là một phần của công việc.”

 

 

Anh Dương Văn Định, Manager của Division 4, đã có 10 năm kinh nghiệm lập trình phần mềm tại thị trường Nhật Bản. Trải qua nửa năm từ khi chủ đề “Level up” năm 2023 được đặt ra, là một Project Manager, anh có một vài lời chia sẻ về việc vấn đề: “Làm sao để không cảm thấy “ngộp" khi học thêm cái mới?” 

 

Tại sao phải tự học? Cái chất nghề IT là phải tự học, phải nâng cấp bản thân để theo kịp sự phát triển của công nghệ, nếu không sẽ bị thụt lùi và đào thải. Đôi khi va vào một dự án khó, hay có nhu cầu tìm một công việc, chúng ta vẫn phải học và tìm hiểu những ngôn ngữ và công nghệ mới. Dù đã có nhiều năm kinh nghiệm, anh vẫn cảm thấy “bối rối" khi phải học thêm kiến thức mới. Bởi vì ta không chỉ học nó, mà còn phải tìm hiểu về toàn bộ hệ sinh thái (ecosystem) của nó, những công nghệ liên quan tới nó. Mỗi ngôn ngữ hay công nghệ luôn đi kèm với một hệ sinh thái “to bự” và phức tạp, lượng kiến thức rộng và không giới hạn…

 

Ví dụ như anh nói Java đang là skill rất hot hiện nay, rất đáng học. Thế nhưng, khi thử tìm hiểu về Java, sẽ thấy có vô vàn những thứ liên quan đến nó cần phải học:

  1. Java là gì? Các khái niệm trong Java như OOP, Spring, Hibernate, JPA

  2. Cách để kết nối Database với Java

  3. Công nghệ JSP và Servlet

  4. Làm quen với mô hình MVC với JSP Servlet

  5. Session tracking trong Servlet

  6. Quy trình xây dựng ứng dụng Java Web từ đầu đến cuối…

Học Java có thể chỉ cần học 1 và 2, nhưng muốn áp dụng hiệu quả thì cần học thêm 3,4, rồi khi tìm hiểu thêm thì lại có cái 5,6…Nếu không có một kế hoạch hay phương pháp học đúng đắn, cụ thể, thì rất dễ dàng bỏ cuộc giữa chừng, lãng phí thời gian.

Vậy nên, sau những lần bỏ cuộc thì dần dần anh đã quen và đúc kết được một phương pháp chống “ngợp" hiệu quả: 

 

  1. Đặt ra mục tiêu rõ ràng

Đây là điều quan trọng nhất, và là yếu tố ảnh hưởng đến cả quá trình học sau này. Trước khi học, hãy đặt ra mục tiêu là mình học xong sẽ làm được gì, chứ không phải học một đống tài liệu rồi bỏ đó. Ví dụ:

  • Học Java thì hãy đặt mục tiêu là hiểu được OOP, làm được 1 web đơn giản bằng ngôn ngữ Java 

  • Học React-Native hãy đặt mục tiêu là biết cách tạo các screen, viết được một app note/to-do list.

Khi nhìn vào mục tiêu, dù có thấy nản nhưng cũng sẽ biết mình còn bao nhiêu phần trăm nữa là học xong để tiếp tục cố gắng. 

  1. Chọn lọc kiến thức.

Tìm hiểu bức tranh toàn cảnh để hiểu được sự liên quan và tương thông giữa các công nghệ. Quay lại câu chuyện Java, có thể thấy chỉ cần học 1 và 2 là những thứ quan trọng phải có, những thứ khác chỉ cần biết sơ sơ và tìm hiểu dần dần. Khi thấy được toàn cảnh, mình sẽ biết thứ gì nên tập trung học, thứ gì chỉ cần tìm hiểu qua và xem nó có quan trọng hay không, có cần học ngay hay để sau được không?

  1. Học tập trung, học dần dần

Học tập trung chứ đừng dàn trải. Tập trung vào những thứ quan trọng, sau đó mới đến những thứ “râu ria” kia. Vì mỗi lần chỉ tập trung vào học và thành thục một thứ duy nhất sẽ dễ dàng tiếp nhận kiến thức, nhớ lâu, và có nhiều cảm hứng học hơn. Việc học luôn luôn là cả một quá trình. Cần biết nhìn xa, nhưng phải đi từng bước nhỏ. Vừa học vừa thực hành đủ là đã có thể áp dụng kiến thức vừa học được vào công việc. 

Cảm ơn anh Định đã có những lời chia sẻ cụ thể và thực tế với chủ đề: Làm sao để không cảm thấy “ngộp" khi học thêm cái mới?. Mong rằng những lời chia sẻ hữu ích này sẽ giúp bạn đọc có thêm góc nhìn và cách ứng dụng vào việc “Level up” bản thân trong học tập và công việc. (Bài viết đã được biên tập lại dưới góc độ của người nghe)





 

tiktok

© React Plus, JSC 2021. All rights reserved.